Biolife Corp.

Trẻ ngậm cơm không chịu nuốt

Trẻ mắc một số bệnh gây khó chịu trong người, bé khó nuốt, nuốt đau,…
Trẻ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, trẻ mệt mỏi, không muốn ăn.
Thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, sở thích, hàm răng,… của bé thì bé sẽ lười nuốt, cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Nếu trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu, bé sẽ hình thành thói quen lười nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ sẽ khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.
Trẻ có thể không ăn một vài thức ăn đặc biệt mà các mẹ lại không biết, vẫn thường xuyên cho trẻ ăn nên trẻ không muốn nuốt.

Trẻ ngậm cơm không chịu ăn
Cha mẹ cần làm gì khi bé ăn hay ngậm không chịu nuốt?

Sau đây là những lời khuyên hữu ích cho các mẹ có trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt, biếng ăn:

– Các mẹ cần xem lại cách chế biến thức ăn cho trẻ, xem thức ăn đó có phù hợp với độ tuổi, hàm răng của trẻ hay không. Việc đổi món thường xuyên cũng sẽ giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

– Lúc đầu, mẹ nên cho trẻ ăn đồ xay nhuyễn, hơi lỏng, sau đó tập cho con ăn thức ăn sệt và chuyển dần qua ăn cơm.

– Các mẹ không nên ép trẻ ăn trong một bữa, nhiều trẻ khi đã hơi lưng dạ là bắt đầu lười nhai, vì vậy các mẹ nên chia nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái hơn.

– Mẹ hãy thử cho bé tự xúc ăn, tự bốc, cầm nắm thức ăn,… sẽ làm bé thích thú, ăn uống nhanh hơn, khi đó các bé sẽ nhai nuốt dễ dàng hơn.

– Các mẹ nên kết hợp nhiều món trong một bữa cơm cho trẻ, mẹ có thể thay đổi lúc thì miếng cơm, khi thì miếng bún, rồi quả trứng luộc, ít thịt băm rang,… việc này cũng có thể khắc phục tình trạng ăn ngậm ở trẻ, vì mỗi món có một mùi vị khác nhau, sẽ kích thích trẻ ăn hơn.

– Các mẹ cũng nên đổi món thường xuyên cho trẻ, bữa mặn, bữa ngọt, bữa thịt, bữa cá và bổ sung nhiều stop-any-disease. Khi ăn, nên cho trẻ ăn kèm 1 muỗng nước canh hoặc nước trái cây với 1 muỗng cháo, cơm để trẻ nuốt nhanh hơn.

– Các mẹ không nên trộn chung các loại thức ăn rồi xúc cho bé ăn hoặc làm hỗn hợp cháo bắt bé ăn hàng ngày, điều này sẽ khiến bé ngán ngẩm khi ăn. Thay vào đó, mẹ hãy để riêng các nhóm thực phẩm, cá/thịt băm riêng, cháo trắng/cơm 1 chén riêng, rau củ 1 chén riêng,… và mẹ cho bé ăn như người lớn, các nhóm rau củ hay thịt cá xé nhỏ đòi hỏi bé phải nhai mới nuốt được, vì thế sẽ kích thích bé hơn.

– Nếu bé tập trung xem tivi mà quên nhai nuốt, các mẹ nên tắt tivi để bé tập trung vào việc ăn uống hơn, không nên vừa cho trẻ ăn vừa dắt dạo chơi.

– Khen và khuyến khích, động viên khi trẻ ăn cũng là cách giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn khi ăn.

– Một mẹo hay để các bé khoảng một tuổi chịu ăn nhanh là chơi trò thi xem ai ăn nhanh hơn. Để áp dụng cách này, phải có một người đút và một người thi ăn với bé. Mẹ múc ra một muỗng thức ăn còn bố của bé thì giả vờ há miệng “giành” ăn trước nhưng luôn bị “hụt” để bé hào hứng hơn. Bé cũng sẽ nuốt ngay để còn tiếp tục thi ăn muỗng kế tiếp…

– Các mẹ không nên tùy tiện cho con uống quá nhiều thuốc bổ, thảo dược mà không có sự chỉ định của bác sĩ, vì nếu sử dụng với liều lượng không hợp lý hay quá liều đôi khi sẽ gây tác dụng ngược lại, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, các mẹ cũng thử các biện pháp trên nhưng không hiệu quả thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ dinh dưỡng thăm khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé hơn.

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ ăn ngậm phải làm sao cũng như biết được nguyên nhân và cách khắc phục trẻ ăn ngậm, biếng ăn hiệu quả. Bé cần được khám để xác định nguyên nhân gây ngậm khi ăn, biếng ăn và cũng có thể làm thêm xét nghiệm để định lượng các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể, để có hướng điều trị hợp lý, giúp trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.

facebook skype 1900.2088

Hotline

1900.2088

Mua hàng